Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
05/03/2024

Tất tần tật thông tin về nghiệp vụ du lịch mới nhất

Hướng dẫn du lịch luôn là một ngành nghề “hot” đầy tiềm năng trong xu hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch bền vững của nước ta hiện nay. Do đó việc ngành nghề này yêu cầu nguồn lớn nhân lực phải thành thạo nghiệp vụ hướng dẫn, được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Hãy cùng Ý Việt tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch qua bài viết dưới đây.

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch là gì?

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch là người hướng dẫn viên sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, giải thích với du khách tham quan về di sản văn hóa, thiên nhiên của một địa phương đã được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Chương trình học nghiệp vụ đón khách du lịch sẽ trang bị cho học viên kiến thức và các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống…và đi thực tế tại các địa điểm tham quan, du lịch.

Hiểu đơn giản nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch là thực hiện hợp đồng có các điều khoản được ký kết về việc cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành, du lịch thu được lợi nhuận và giúp cho du khách có hiểu biết về địa điểm tham quan.

Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cần có những kỹ năng nào?

Nghiệp vụ hướng dẫn viên là thực hiện rất nhiều công việc và cần những kỹ năng nhất định để có thể gắn bó và phát triển trong nghề. Với tính chất công việc và đối tượng khách hàng đa dạng, một hướng dẫn viên du lịch phải có một số kỹ năng nhấp định mới có thể hoàn thành tốt nghiệp vụ hướng dẫn du lịch. Những kỹ năng mà hướng dẫn viên du lịch cần trau dồi là:

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng quan trọng đối với người hướng dẫn viên. Ngoài việc ăn nói lưu loát, mạch lạc, người hướng dẫn viên cần có kỹ năng giao tiếp lịch sự, tế nhị với du khách. Đặc trưng của ngành nghề này là phải tiếp xúc, gặp gỡ với du khách trong và ngoài nước với sự đa dạng của các nền văn hóa và phong tục tập quán. Do đó người hướng dẫn viên cần giao tiếp tự tin, nhạy bén để có thể tạo ấn tượng tốt với du khách, tạo thiện cảm, chiếm được tình cảm của du khách khi dẫn tour.

Kỹ năng thuyết trình

Người hướng dẫn viên cần thuyết trình về các điểm tham quan rành mạch và chính xác. Do đó ngoài việc tổng hợp các thông tin liên quan tới điểm tham quan, hướng dẫn viên còn phải sắp xếp trình tự của các dữ kiện. Ngoài ra còn có thể lồng vào các câu chuyện vui, một số minh chứng để tăng sức hút đối với khách tham quan.

Kỹ năng tổ chức

Trong mỗi tour, kế hoạch tổ chức và lịch trình đều được định sẵn. Tuy nhiên không phải lúc nào người hướng dẫn viên có thể thực hiện theo đó một cách khuôn mẫu. Hướng dẫn viên cần phải sắp xếp thời gian của điểm đến dựa theo thời gian thực tế của đoàn, giờ bay, độ tuổi du khách, tình trạng sức khỏe để đảm bảo du khách không rơi vào trạng thái quá tải hoặc chậm giờ nghỉ, giờ ăn cơm của đoàn.

Kỹ năng ngoại ngữ

Kỹ năng này quan trọng cho cả hướng dẫn viên du lịch Nội địa và Quốc tế. Bởi lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam ngày càng tăng. Do đó nếu muốn có cơ hội phát triển tốt hơn trong ngành này thì việc thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ là việc rất quan trọng.

Kỹ năng giải quyết tình huống

Trong hành trình sẽ có nhiều sự cố xảy ra như hết phòng, kẹt xe, điểm tham quan bị quá tải… Khi đó hướng dẫn viên phải nắm bắt thông tin nhanh chóng đồng thời đưa ra phương án xử lý để hành trình không bị gián đoạn. Đồng thời khiến cho du khách không nhận ra sự thiếu chuyên nghiệp của hướng dẫn viên.

Kỹ năng làm chủ cảm xúc

Đây là một kỹ năng ảnh hưởng rất nhiều tới hướng dẫn viên. Người làm nghề hướng dẫn viên du lịch thường đối diện với nhiều tình huống khác nhau ảnh hưởng đến cảm xúc vì vậy bạn cần phải phân biệt rạch ròi giữa cảm xúc cá nhân và công việc chung. Tuyệt đối không thể để cảm xúc của mình ảnh hưởng tới tour và trải nghiệm của khách du lịch và ảnh hưởng đến hình ảnh công ty.

Kỹ năng quan sát tốt

Hướng dẫn viên du lịch cần có tầm nhìn bao quát, quan sát sự việc và nhanh chóng xử lý tinh tế để du khách không nhận ra. Kỹ năng này ảnh hưởng rất nhiều tới trải nghiệm của du khách cũng như chất lượng của tour.

Phân loại hướng dẫn viên du lịch hiện nay

Việc phân loại hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy theo công tác nhu cầu của từng đơn vị quản lý hướng dẫn viên, trong đó có thể liệt kê các tiêu chí phân loại như sau:

Phân loại hướng dẫn viên du lịch theo Luật Du lịch 2017:

Tại khoản 1 và 2, điều 58 của Luật Du lịch 2017 quy định phân loại hướng dẫn viên du lịch như sau:

• Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

• Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

• Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

• Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

• Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

Trong đó, thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.

Quy trình nghiệp vụ hướng dẫn du lịch gồm những bước nào?

Quy trình nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch diễn ra theo 5 bước. Một hướng dẫn viên du lịch phải nắm rõ quy trình này để có thể thực hiện tốt nhất công việc của mình. Nếu bạn là người mới và chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo ngay các bước trong quy trình nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch dưới đây:

B1: Hướng dẫn chuẩn bị - Trước khi bước vào hành trình theo đoàn du lịch đã định, hướng dẫn viên cần chuẩn bị:

Xem xét kỹ các kế hoạch du lịch sắp tới.

Nhận bàn giao công việc từ quản lý công ty hoặc đồng nghiệp.

Chuẩn bị cho nghiệp vụ những như thông tin về địa điểm du lịch, trang phục và phụ kiện cần thiết cho hành trình dẫn tour.

B2: Đón khách và đưa đi tham quan theo hành trình du lịch; hướng dẫn viên du lịch dẫn khách du lịch trong và ngoài nước phải:

+ Kiểm tra cụ thể thời gian đoàn đến dự kiến, thực hiện công tác đón tiếp theo đúng yêu cầu, quy định.

+ Chuẩn bị đồ dùng cá nhân và tiến đến điểm đón.

+ Đón khách tại sân bay.

+Đưa khách về resort và nhận phòng.

B3: Sắp xếp ăn uống, tham quan theo hành trình

Sắp xếp chỗ ở của khách trong khách sạn và phân chia phòng hợp lý cho khách.

Bố trí ăn uống tại nhà hàng, khách sạn và các điểm du lịch.

Tổ chức tham quan các điểm du lịch theo lịch trình có sẵn.

B4: Tổ chức tham quan từng điểm du lịch

Tiến hành công tác chuẩn bị cho từng ngày đến từng địa điểm du lịch khác nhau.

Chuẩn bị tư trang và kiểm soát toàn bộ hành khách trước khi khởi hành.

Di chuyển trên các tuyến du lịch bằng phương tiện giao thông đã chuẩn bị sẵn để tham quan và khám phá các địa điểm..

Thực hiện các chuyến tham quan cùng khách và tìm hiểu các điểm du lịch.

B5: Đưa khách về lại điểm xuất phát ban đầu và tiễn khách

Chuẩn bị đầy đủ hành lý và thông báo cho khách hành trình du lịch sắp kết thúc để khách nắm thông tin.

Đón khách và thả họ tại điểm trả khách để đưa họ về nhà hoặc kết thúc chuyến đi của họ.

Quyết toán chi phí của đoàn du lịch do bạn dẫn.

Sau khi đã đưa đoàn về an toàn hướng dẫn viên du lịch sẽ làm bản báo cáo, tường trình và rút kinh nghiệm cho lần sau.

Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch là công việc đòi hỏi hoạt động hướng dẫn, giải thích và cung cấp thông tin cho du khách trong quá trình tham quan các điểm đến du lịch. Ngoài ra họ cũng đưa ra các lời khuyên và đề xuất về những hoạt động nên thực hiện và món ăn nên thưởng thức.

Xem thêm : >>7 Yếu tố giúp nâng cao ngành du lịch dịch vụ

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục