Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
04/08/2023

Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì? Ưu điểm và hạn chế khi học trung tâm giáo dục thường xuyên

Trung tâm giáo dục thường xuyên (trung tâm GDTX) là gì? Đây là cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp quận, cấp thành phố và cấp tỉnh. Đó cũng là lý do hầu như các tỉnh đều có ít nhất 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Trong điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT quy định trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm.

Trước đây trong suy nghĩ nhiều người chất lượng giáo dục của hệ thống giáo dục thường xuyên không “chuẩn”. Việc đào tạo không thể so sánh được với chương trình học của trường Trung học, Phổ thông hay Đại học,…Thế nhưng, chất lượng giáo dục hiện nay đang được cải thiện để tốt hơn.

 

Chương trình đào tạo của trung tâm giáo dục thường xuyên

 

Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp Trung học Phổ thông được thực hiện trong 3 năm học. Học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp Trung học Cơ sở theo hình thức chính quy hoặc Giáo dục thường xuyên.

Chương trình bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp; các chuyên đề học tập lựa chọn; các môn học và hoạt động giáo dục tự chọn.

 

Cụ thể, các môn học bắt buộc gồm 7 môn học, trong đó: Ngữ văn, Toán, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc và 4 môn học lựa chọn trong số các môn học Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ.

 

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục bắt buộc. Ngoài ra còn có các môn học, hoạt động tự chọn gồm Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số, Nội dung giáo dục địa phương.

 

Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

Không thuộc hệ thống giáo dục chính quy quốc dân, các trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay có học phí khá thấp. Không bao gồm nhiều chương trình khác, tùy hình thức đào tạo mà học phí khác nhau. Tuy nhiên, mức học phí trường giáo dục thường xuyên này sẽ thấp hơn hẳn so với học phí của hệ chính quy.

Ưu điểm khi học chương trình giáo dục thường xuyên

Trong nội dung giảng dạy của giáo dục thường xuyên, thì kiến thức nằm trong loạt sách giáo khoa ở chương trình cơ bản của hệ thống giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, để phù hợp với lại sức theo học của người học, thì sẽ có một số nội dung được lọc bớt.

+ Học giáo dục thường xuyên, giúp người học có thể tiết kiệm được chi phí học tập.

+ Sau khi đã học chương trình lớp 12, những học sinh học ở trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ được tham gia vào kỳ thi Tốt nghiệp THPT, được Bộ giáo dục cấp bằng Tốt nghiệp THPT (Nếu thi đậu tốt nghiệp).

+ Nếu thi tốt nghiệp trượt, với đối tượng theo học giáo dục thường xuyên có điểm môn thi nào đạt từ 5 điểm trở lên thì được bảo lưu lại cho kết quả của năm sau và không cần thi lại. Khi này chỉ cần thi lại những môn có điểm thi dưới 5, điều đó cũng không tạo ra áp lực quá lớn cho người thi.

+ Với những trường hợp thi đỗ tốt nghiệp, sẽ được tham gia đăng ký xét tuyển vào trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp,… ở bất cứ ngành học nào, trường học nào ở phạm vi cả nước.

+ Chương trình giáo dục thường xuyên, có cập nhật các tri thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc, đời sống cá nhân.

+ Hệ thống giáo dục thường xuyên cũng có chương trình giúp cho đối tượng theo học của mình, từng bước thoát nghèo theo hướng đa chiều. Trong đó, việc đầu tiên là xóa nghèo tri thức, tiếp đến làm giàu cho tri thức rồi họ sẽ tự xóa nghèo nhân văn cũng như thu nhập của mình.
 

Những hạn chế khi học tại trung tâm giáo dục thường xuyên

Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn có những điểm bất lợi tồn tại song song trong môi trường đào tạo Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên. Để quyết định có nên học giáo dục thường xuyên không bạn cần phải phân tích kỹ những khó khăn mà hệ đào tạo này chưa giải quyết được.

Điểm bất lợi đầu tiên là một số giáo viên chỉ vừa mới tham gia hệ thống, còn hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động. Đối tượng học sinh đa dạng, trình độ kiến thức không đồng đều. Khả năng tiếp thu và nhận thức học tập vì thế càng không cân xứng. Dẫn đến khó đào tạo đồng bộ đạt kết quả cao.

Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ việc dạy học còn thiếu hoặc chưa được đầu tư. Rất nhiều nơi chưa có các phòng đào tạo chuyên nghiệp khác. Mục đích và điều kiện học tập khác biệt rõ rệt giữa học viên với nhau cũng là một vấn đề lớn. Ví dụ như học để lấy bằng, một số khác để củng cố địa vị công tác. Do đó quá trình và kết quả học tập sẽ có sự chênh lệch.

Xu hướng lựa chọn của học sinh hiện nay?

Hiện nay đông đảo học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT thường lựa chọn học Trung cấp nghề. Đây là môi trường đào tạo được phụ huynh và học sinh đánh giá cao và là xu hướng trong hơn 3 năm trở lại đây.

Hầu hết các trường Trung cấp hiện nay đều có tiêu chí tuyển sinh không quá khắt khe với hình thức xét tuyển và điều kiện chỉ từ bằng tốt nghiệp THCS. Do đó, các bạn học sinh giảm bớt áp lực của những kỳ thi cuối cấp 3. Bên cạnh đó, các trường Trung cấp còn mở rộng đối tượng tuyển sinh đến các nhóm khác như: thí sinh đã và chưa tốt nghiệp THPT hay người đi làm muốn học văn bằng 2.

Đây là chương trình đào tạo song song vừa dạy văn hoá THPT vừa dạy nghề, sau khi tốt nghiệp bạn có cơ hội nhận được bằng tốt nghiệp THPT và bằng Trung cấp nghề. Chương trình đào tạo đi theo mục đích giúp người học có được tay nghề thực tiễn để xin việc sau tốt nghiệp.

Với chương trình đào tạo Trung cấp nghề, bên cạnh giáo trình nghề, học viên sẽ được học bổ sung chương trình Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông rút gọn. Chương trình này sẽ dành cho bạn chưa tốt nghiệp 2 loại đào tạo này và có cơ hội liên thông Cao đẳng - Đại học.

Các cơ sở đào tạo nghề đều nỗ lực tối đa để mang lại điều kiện học tập tốt nhất. Công thêm sự hỗ trợ từ Nhà nước một cách tối đa, học viên được giảng dạy để sở hữu tay nghề thực tiễn. Góp phần tạo đội ngũ lao động chất lượng cho những ngành nghề trong xã hội.

Sau khi tốt nghiệp hệ thống Trung cấp nghề, học viên sẽ nhận bằng cấp từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Với sự xác nhận có giá trị trên toàn quốc, sinh viên sau tốt nghiệp có thể ứng tuyển vào mọi nơi. Dù là các công ty và doanh nghiệp lớn hay nhỏ, có nhu cầu công việc chuyên ngành đào tạo. Do đó, đây là lựa chọn tối ưu dành cho thế hệ trẻ.

Thực tế cho thấy, nếu các bạn trẻ chọn học nghề sau khi tốt nghiệp cấp 2 thì đến năm 18 tuổi, bạn vừa giỏi tay nghề vừa có cơ hội tiếp xúc sớm với công việc thực tế. Nhờ những kinh nghiệm, kiến thức tích lũy được, bạn sẽ có nhiều lợi thế để thăng tiến trong công việc và cuộc sống.

 

Xem thêm : >> 9 Lợi thế khi học nghề tại Trường Trung cấp Ý Việt

Tổng hợp


 
Bài viết cùng danh mục