Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
02/10/2023

Nghiệp vụ kinh nghiệm giống hay khác nhau? Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với các ngành nghề

Nghiệp vụ kinh nghiệm là những yếu tố cần có khi bạn bắt tay làm bất cứ một công việc gì. Chính vì thế, nghiệp vụ được đánh giá cao trong quá trình tuyển dụng nhân sự, giúp bạn có được bước đi vững chắc, cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Vậy nghiệp vụ là gì? Kinh nghiệm các ngành nghề khác nhau như thế nào, bạn có thể tham khảo bài viết này dưới đây nhé.

Nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn nhất định mà ứng viên/ nhân sự tại một vị trí nào đó nên có để hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc được giao. Người có nghiệp vụ giỏi thường thực hiện công việc với năng suất và chất lượng, hiệu quả cao hơn người có nghiệp vụ thấp đó là điều chắc chắn.

Trong một số trường hợp hay ngành nghề, nghiệp vụ còn là thước đo năng lực của mỗi nhân viên khi thực hiện công việc; làm căn cứ xét duyệt khen thưởng, tăng lương hay thăng chức.

Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nghiệp vụ, tuy nhiên theo cách hiểu thông thường nhất thì nghiệp vụ được hiểu chính là tổng hợp các kỹ năng, nghề nghiệp mà bạn cần phải thực hiện đối với một công việc đó để đảm bảo công việc đạt chất lượng cao và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó thì nghiệp vụ còn được thể hiện ở kỹ năng chuyên môn, trình độ của người đó. Đôi khi nghiệp vụ chính là một trong những công cụ để đo trình độ, khả năng của nhân viên. Hoặc nghiệp vụ chỉ đơn giản là cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào.

Nghiệp vụ còn có thể được phân thành các nhóm như là:

+ Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

+ Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Kinh nghiệm là gì?

Nhiều người nhầm lẫn hiểu sai về kinh nghiệm làm việc có nghĩa là đã từng làm qua việc đó. Thực tế được nhà tuyển dụng ghi nhận là kinh nghiệm cần:

Để được gọi là kinh nghiệm tri thức đó phải có được kết quả khi tương tác với công việc thực tế. Tri thức có thêm trải nghiệm thực tiễn công việc nhưng không rút ra được bài học gì cũng gọi là kinh nghiệm. Có rút ra được các bài học thất bại, các bài học thành công để lần sau lặp lại bạn đi nhanh hơn mà không phạm vào sai lầm cũ.

Một công việc có nhiều quá trình, nhiều bước và nhiều tương tác, cho nên để có kinh nghiệm bạn cần trải qua hết các khâu, các góc độ của công việc. Nói đơn giản là bạn phải hiểu từ tổng quan đến chi tiết công việc đó. Từ đó tự rút ra các bài học cho riêng mình. Kinh nghiệm cần thời gian để hoàn thiện và chính thức được gọi là kinh nghiệm.

Theo quan điểm của các nhà tuyển dụng ít nhất thời gian làm việc từ 1 năm mới được gọi là kinh nghiệm. Dù bạn giỏi tới đâu nhưng thời gian đó là thời gian tối thiểu để được ghi nhận kinh nghiệm. Trong thời gian ngắn hơn bạn có thể hoàn thiện về kinh nghiệm tri thức nhưng bạn chưa hoàn thiện kinh nghiệm về cảm xúc. Chính vì vậy mà có khái niệm kinh nghiệm 1 năm 2 năm …

Vậy là các bạn đã hiểu rõ để được gọi là kinh nghiệm bạn cần Kinh nghiệm trí thức và kinh nghiệm cảm xúc. Kinh nghiệm tri thức có thể có người học được rất nhanh trong thời gian ngắn. Nhưng kinh nghiệm cảm xúc thì cần thời gian và càng lâu thì càng có giá trị, nó thể hiện bạn thực sự yêu công việc đó hay không!

Những nghiệp vụ cơ bản theo các ngành nghề hiện nay

Chắc chắn một điều rằng không phải nghề nghiệp hay công việc nào cũng có những nghiệp vụ giống nhau. Khi lựa chọn công việc nhất định cần phải có những nghiệp vụ nhất định. Dưới đây bạn có thể tham khảo một số nghiệp vụ cơ bản theo một số ngành. Có thể sau này bạn sẽ thuận lợi hơn cho công việc của mình.

Nghiệp vụ ngân hàng

Nếu bạn muốn xin việc làm vào ngân hàng nhưng sợ mình không đủ năng lực, trình độ và kỹ năng cũng như không hiểu biết nghiệp vụ ngân hàng là gì, nghiệp vụ đó như thế nào, bạn có thể tham khảo một số nghiệp vụ cần có của ngân hàng để không bị hạ thấp khi ứng tuyển nhé.

Đối với ngân hàng, nếu bạn không biết nghiệp vụ là gì thì bạn không thể làm được công việc tại đó rồi. Có rất nhiều nghiệp vụ được diễn ra hàng ngày. Tiêu biểu như một số nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ nhận tiền gửi từ khách hàng: Đây là một nghiệp vụ cơ bản và diễn ra thường xuyên tại ngân hàng. Thực hiện nghiệp vụ bằng cách thu, giữ tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm ...

Nghiệp vụ tín dụng : Trong nghiệp vụ về tín dụng có thể thực hiện chi thành các nghiệp vụ theo mục đích, theo đầu tư,...

Thực hiện nghiệp vụ này bằng cách tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường, kiếm lợi nhuận từ việc mua và bán chứng khoán.

Ngoài ra còn có một số nghiệp vụ khác ngân hàng thực hiện như kinh doanh đối ngoại, chuyển tiền, mua bán hộ hay những nghiệp vụ ủy thác,.. Rất nhiều những nghiệp vụ diễn ra phục vụ cho quá trình hoạt động của ngân hàng.

Nghiệp vụ nhà hàng

Nghiệp vụ nhà hàng - khách sạn là kỹ năng và kiến thức cơ bản, cần thiết và cấp bách của mỗi nhân viên thuộc từng cấp bậc, bộ phận phải nắm rõ và thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến sự hài lòng cho khách hàng, đồng thời mang lại doanh thu cho nhà hàng - khách sạn. Nghiệp vụ của nhân viên quyết định đến 90% sự thành công của địa điểm kinh doanh (nhà hàng - khách sạn) trong việc phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ; các nhà hàng hay khách sạn sẽ đặt ra bộ tiêu chuẩn dành cho nhân viên Phục vụ. Cụ thể:

+ Tiêu chuẩn tiếp đón khách hàng.

+ Ghi nhận yêu cầu thực đơn từ khách hàng.

+ Chủ động giới thiệu các món ăn và đồ uống tại nhà hàng phù hợp với nhu cầu lẫn sở thích của khách.

+ Kiểm tra các món ăn và đồ uống trước khi phục vụ thực khách.

+ Tiêu chuẩn phục vụ thực khách trong suốt quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng, khách sạn.

+ Dọn dẹp bàn ăn và thay dụng cụ mới cho thực khách để phù hợp với mỗi món ăn.

+ Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bảo quản các dụng cụ theo quy định.

+ Tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Nghiệp vụ kế toán

Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên kế toán tại tphcm và tất cả các tỉnh thành khác, vậy bạn có thể tìm hiểu thêm những nghiệp vụ cần làm trong ngành kế toán là gì nhé.

Tuy nhiên một số công ty có trụ sở tại nước ngoài khi làm nghiệp vụ kế toán thì cần làm bằng cả tiếng việt và tiếng anh vậy nên bạn cần phải biết nghiệp vụ tiếng anh để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.

Các nghiệp vụ của tiêu biểu của ngành này có thể kể đến như:

+ Thu tiền của sản phẩm đã bán đi, cung cấp các dịch vụ nhập quỹ tiền mặt và tiến hành kê khai những khoản thuế cần nộp.

+ Nhiệm vụ tiếp theo kế toán cần làm là lập những phiếu chi, thu, đơn hàng trong ngày khi có giao dịch với khách hàng.

+ Lưu giữ những sổ sách quan trọng trong quá trình thực hiện giao dịch.

+ Tiến hành làm các sổ sách cần thiết, ghi chép và lập lại thành hồ sơ những giấy tờ quan trọng,..

Nghiệp vụ buồng phòng

Người đảm nhận công việc buồng phòng trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng sẽ phải thuần thục nhiều kỹ năng. Họ cần biết vệ sinh và dọn dẹp phòng nghỉ: bao gồm thay ga, lau chùi, vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh, cung cấp dịch vụ phục vụ phòng.

 

Họ cũng phải biết quản lý các trang thiết bị trong phòng: đảm bảo các thiết bị như ti vi, điều hòa, tủ lạnh, máy sấy tóc, két sắt hoạt động tốt và sạch sẽ.

 

Bên cạnh đó còn là quản lý đồ dùng trong phòng: đảm bảo có đầy đủ các đồ dùng như khăn tắm, khăn mặt, dép đi trong phòng.

 

Họ sẽ phải xử lý thật nhanh các yêu cầu của khách hàng như cung cấp thêm chăn, gối, nước uống, đặt đồ ăn hoặc thức uống từ nhà hàng... Họ cũng cần có kỹ năng cơ bản về bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị trong phòng.

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, quan trọng hơn cả bạn cần rèn luyện cho mình những nghiệp vụ nhất định, từ đó quá trình hoàn thành công việc sẽ ngày càng hiệu quả và nâng cao hơn, đồng thời bạn cũng sẽ có nhiều khả năng và kiến thức trong việc thực hiện công việc.

Xem thêm: >> Trường nghề có những nghề gì?

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục