- Hotline : 0988.780.166
- Cơ sở 1:
02363.741.666 - 02363.727.927 - Cơ sở 2:
02363.551.951 - Cơ sở 3:
02363.758.777 - Cơ sở 4:
02363.575.777 - Cơ sở 5 :
02363.777.877
Tầm quan trọng của việc xây dựng kế toán trong doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê cho thấy, có hơn 70% các doanh nghiệp quy mô vừa đã phải dừng hoạt động kinh doanh chỉ sau 18 tháng vì không xem trọng việc kiểm soát ngân sách hoạt động. Bên cạnh đó, có hơn 30% số lượng các nhà quản lý đang tự thực hiện việc thống kê và quản lý sổ sách bằng việc ghi chép bằng tay. Vậy xây dựng kế toán trong doanh nghiệp có thực sự quan trọng?
Điều này sẽ dẫn đến việc các công việc kiểm kê ngân sách, quy trình hoàn tất các giấy tờ diễn ra không theo quy chuẩn, dễ xảy ra sai sót và khiến doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng tài chính không mong muốn.
Vai trò của kế toán doanh nghiệp
Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Công việc của kế toán là tổng hợp các số liệu thu - chi, phân tích, kiểm tra các khoản nợ, quản lý tài sản, thực hiện các hồ sơ, giấy tờ, báo cáo tài chính một cách kịp thời để các nhà quản lý nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty và phân bổ ngân sách một cách hợp lý.
Đảm bảo doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ theo quy định của nhà nước
Một trong những yêu cầu cần thiết với vị trí kế toán là phải hiểu rõ các quy định của nhà nước về những thông tin doanh nghiệp cần phải thực hiện và nộp đủ giấy tờ cho các cơ quan chức năng.
Công việc của kế toán phải đảm bảo rằng các khoản nợ như thuế bán hàng, VAT, thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội,… cần giải quyết một cách đầy đủ và chính xác.
Dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp
Vai trò của kế toán doanh nghiệp còn được thể hiện rất rõ qua việc kiểm tra thường xuyên các nguồn ngân sách của doanh nghiệp, lập các bảng báo cáo để theo dõi và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các đề xuất kịp thời. Điều này góp phần quan trọng trong việc cung cấp đủ các khoản chi phí để duy trì hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Các thành phần của kế toán doanh nghiệp
Theo như quy định của Luật kế toán Việt Nam thì các thành phần của kế toán doanh nghiệp :
+Giao dịch tiền gửi và tiền mặt, các loại tài sản cố định hữu hình và vô hình.
+Kế toán chi phí và hạch toán giá thành
+Giao dịch ngoại tệ và hạch toán với các đối tác
+Kế toán các nguyên vật liệu, sản phẩm
+Hạch toán tiền lương với người lao động
+Hạch toán với ngân sách
+Hạch toán với người nhận tạm ứng.
Xây dựng quy trình kế toán trong doanh nghiệp
1. Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động
Các hoạt động của doanh nghiệp như mua bán hàng hóa, công việc phát sinh mỗi ngày đều phải được kế toán thu thập và tổng hợp từ các phòng ban trước khi tiến hành lập chứng từ gốc.
VD: Chi tiền ứng mua thiết bị văn phòng mới trong quý 1, tiền lương nhân viên mỗi tháng…
2. Lập chứng từ gốc dựa vào các căn cứ đã tổng hợp được
Các phòng ban trong doanh nghiệp tiến hành lập chứng từ gốc khi doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ không chỉ là bằng chứng mà còn căn cứ pháp lý để kế toán thực hiện việc ghi nhận các giao dịch vào các phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ.
3. Xử lý kiểm tra chứng từ gốc
Để kế toán viên có thể dễ dàng xác minh tính chính xác của chứng từ cũng như thực hiện việc tổng hợp thì các phòng ban sẽ chuyển chứng từ gốc về phòng kế toán. Sau khi kế toán viên kiểm sẽ trình lên cho kế toán trưởng xét duyệt. Việc này nhằm phát hiện và kịp thời sửa chữa sai sót có thể xảy đến với doanh nghiệp bạn.
4. Tiến hành ghi sổ sách kế toán
Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được lập hoàn chỉnh, nhân viên kế toán sẽ tiến hành nhập liệu chứng từ, làm sổ sách kế toán… Các sổ sách này có thể bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái hay sổ chi tiết,…
5. Sắp xếp chứng từ kế toán
Sau khi được lập hoàn chỉnh kế toán sẽ sắp xếp chứng từ theo thứ tự như sau: chứng từ do kế toán lập xếp trước rồi mới đến chứng từ do các phòng ban khác lập.
6. Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển
Thực hiện đồng thời bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng nghĩa với việc khóa sổ kế toán. Đây là một trong những nghiệp vụ cuối tháng mà kế toán phải làm. Mục đích của việc này nhằm tổng hợp dữ liệu trong một tháng để xác định số dư của tài sản cũng như nguồn vốn, lãi lỗ trong kỳ.
7. Khóa sổ, xác định số dư
Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ thì các chứng từ đã được xác minh và tổng hợp thông tin trên sổ cái sẽ được khóa lại và không thể sửa đổi, bổ sung. Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác để lập cáo tài chính cuối cùng.
8. Lập bảng cân đối số phát sinh
Kế toán sẽ căn cứ vào sổ cái và sổ chi tiết để lập ra bảng cân đối số. Chức năng của bảng này là để kế toán đánh giá được tổng quan sổ cái bao gồm những loại sổ cái nào và tính chính xác của chúng.
Với quy mô hoạt động ngày càng lớn của công ty thì Kế toán dành cho chủ doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết để quản lý và đưa ra những quyết định vào đúng thời điểm sáng suốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đầu tư một đội ngũ nhân viên giỏi để có thể làm việc đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm : >> Học kế toán doanh nghiệp online có thực sự hiệu quả
Tổng hợp