- Hotline : 0988.780.166
- Cơ sở 1:
02363.741.666 - 02363.727.927 - Cơ sở 2:
02363.551.951 - Cơ sở 3:
02363.758.777 - Cơ sở 4:
02363.575.777 - Cơ sở 5 :
02363.777.877
Nên chọn trường hay chọn ngành trước ? Bật mí kinh nghiệm lựa chọn phù hợp 2k9
Nhiều genZ cũng không khỏi lăn tăn chuyện chọn ngành hay chọn trường khi đứng trước ngưỡng cửa lớn của cuộc đời. Bởi ở tuổi 15, không phải bạn nào cũng đủ hiểu biết, kinh nghiệm sống để chọn đúng đường, đi đúng hướng. Nên chọn ngành hay chọn trường trước? thí sinh nên tập trung vào cái gì? Việc trả lời câu hỏi này khiến không ít các bậc phụ huynh và thí sinh đau đầu.
Mỗi năm cả nước có 38% sinh viên mới tốt nghiệp ra trường không có định hướng nghề nghiệp cụ thể, hơn 60% làm trái ngành. Nguồn lao động dư thừa nhưng chưa đáp ứng được chất lượng mà các doanh nghiệp cần.
Chọn ngành trước hay chọn trường trước?
99% các bạn học sinh trong độ tuổi 15 không có khả năng học tiếp lên THPT hoặc xa hơn là Đại học những bạn thắc mắc “chọn ngành hay chọn trường trước” chưa có định hướng rõ ràng với nghề nghiệp tương lai. Bởi nếu đã chắc chắn bản thân muốn gì, bạn sẽ chẳng ở đây rồi đúng không nào.
Lời khuyên dành cho các bạn đó là: Hãy chọn ngành trước, rồi hẵng chọn trường. Bởi vì ngành học gắn với nghề nghiệp tương lai của bạn, nghề nghiệp sẽ nuôi bạn sống, sẽ đi cùng với bạn trong suốt quãng đường phía trước. Còn Trường thực tế chỉ là bước đệm cho nghề nghiệp sau này và chỉ kéo dài trong 2-5 năm.
Khi lựa chọn ngành mà mình thực sự yêu thích thì cuộc đời sự nghiệp sau này sẽ nhiều niềm vui hơn. Sau đó mới tìm ngôi trường có đào tạo về ngành mà bạn chọn với chương trình học ưu việt giúp bạn học được những kỹ năng cần thiết cho nghề.
Đại học không phải là con đường duy nhất, nhưng ít nhất hãy biết bản thân giỏi thứ gì.
Không khó để thấy nhiều nhiều cử nhân ra trường phải làm những công việc lao động phổ thông. Không ít sinh viên ngành hot ra trường vẫn thất nghiệp như thường. Một trong những lý do phổ biến là chọn sai ngành nghề, ngành nghề không phải là sở thích của bản thân, hoặc thích nhất thời, không giỏi, dẫn đến chán nản, không làm tốt.
Để không lãng phí thời gian, tiền bạc lẫn thanh xuân, hãy cân nhắc thật kỹ về ngành nghề trước.
Làm thế nào để chọn đúng ngành, đúng trường?
Nếu chưa biết bản thân thích gì thì phải làm sao? Nếu vậy, bạn hãy thử làm theo 3 bước tương ứng với trả lời 3 câu hỏi sau:
Bạn giỏi gì nhất, thứ gì vượt trội hơn người khác (Chẳng hạn bạn giỏi vẽ, có gu thẩm mỹ tốt, bạn có thiên hướng về các ngành nghệ thuật)
Thứ bạn giỏi bạn có thực sự đam mê không? (Bạn có họa tay nhưng có thực sự đam mê với vẽ?)
Thứ bạn thích, bạn giỏi, nhu cầu thị trường như thế nào (Chẳng hạn bạn thích vẽ, giỏi vẽ và thị trường đồ họa đang rất hot, thiết kế đồ họa sẽ là gợi ý phù hợp dành cho bạn)
Nếu bạn chưa thực sự biết mình thích gì, giỏi gì?
Nếu bạn chưa thực sự biết mình thích gì, giỏi gì. Vậy thì sẽ khó hơn. Lúc này hãy thử nghĩ xem, bạn thuộc thiên hướng tính toán giỏi hay viết lách giỏi, mạnh tư duy hay cảm xúc. Bạn có thể viết ra ưu nhược điểm của bản thân, làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp, tính cách hoặc hỏi mọi người xung quanh thấy bản thân nổi bật điều gì.
Hãy thử liệt kê những ngành thị trường đang cần, sau đó xem xét xem bản thân có thể làm tốt hay không. Một mẹo dành cho bạn. Chẳng hạn nếu bạn thích nghề quản trị khách sạn, hãy tìm các mẫu tuyển dụng việc làm ngành này, các vị trí tương ứng với yêu cầu, hãy xem xét rằng bản thân có làm được, có phù hợp rồi hãy quyết định.
Chọn ngành rồi, chọn trường như thế nào?
Thật tốt nếu bạn đã xác định được ngành yêu thích, đam mê, phù hợp với thị trường.
Lúc này việc còn lại chính là chọn trường. Như đã chia sẻ, bạn hãy khoanh vùng các trường có đào tạo ngành nghề bạn đang theo đuổi. Mỗi người sẽ có những yếu tố cân nhắc khác nhau. Có bạn thích học gần nhà, có bạn thích học ở Sài Gòn năng động để tích lũy vốn sống tốt hơn, có bạn lại cân nhắc về học phí…
Chọn ngành nghề trước nhưng chọn trường cũng đóng vai trò không kém quan trọng.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong đào tạo giáo dục thực tiễn, có vài yếu tố quan trọng các bạn cần lưu tâm khi chọn trường như:
Chất lượng đào tạo: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Một trường tốt sẽ là nền tảng giúp bạn trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng tốt. Mặt khác, phương pháp giảng dạy cũng là yếu tố cần cân nhắc.
Thời gian đào tạo: Qua rồi cái thời bằng đại học là số 1. Thực tế doanh nghiệp chỉ quan tâm bạn làm được gì, giỏi gì, còn học trường nào, hệ nào không quan trọng. Vậy nên hãy cân nhắc thời gian đào tạo, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn 4,5 năm còn 2-3 năm để sớm tích lũy kinh nghiệm.
Môi trường: Có những bạn tính cách nhút nhát nhưng khi học tại các trường có môi trường học tập cởi mở, sống ở thành phố năng động, con người cũng tự khắc thích nghi. Vậy nên môi trường học và sống là yếu tố rất đáng để cân nhắc.
Bạn có biết một công việc lý tưởng là như thế nào? Đó là khi công việc đó thỏa mãn 4 yếu tố sau:
Bạn thực sự yêu thích công việc này.
+Xã hội cần công việc đó.
+Bạn có thể kiếm ra tiền từ công việc này.
+Công việc này đúng với sở trường của bạn.
+Dưới đây là 3 bước giúp bạn chọn ngành nghề phù hợp cho mình:
Hiểu bản thân mình, khám phá tính cách và nghề nghiệp
Lý do mà nhiều học sinh không chọn được ngành phù hợp đó chính là chưa hiểu chính bản thân hay không rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Để khám phá bản thân, sẽ có một số câu hỏi bạn cần trả lời như: Sở thích của bạn là gì? Bạn thích dành thời gian cho việc gì? Bạn thích làm việc/học tập trong nhà hay ngoài trời? Tính cách của bạn như thế nào? Bạn thích làm việc một mình hay với nhóm? Bạn thích hợp tác hay cạnh tranh?... MBTI sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đó.
Khám phá ngành nghề dựa trên tính cách bằng MBTI (Myers Briggs Type Indicator) là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người.
MBTI sử dùng một chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các tình huống và vấn đề thường nhật trong cuộc sống. Tổng kết bài trắc nghiệm sẽ đưa ra kết quả để đánh giá tính cách thông qua phương pháp phân loại cùng định hướng nghề nghiệp đúng với tính cách của bạn. Sự phân loại này dựa trên 4 nhóm cơ bản:
+Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại - Hướng nội
+Tìm hiểu và nhận thức thế giới: Giác quan - Trực giác
+Quyết định và sự lựa chọn: Lý trí - Tình cảm
+Cách thức và hành động: Nguyên tắc - Linh hoạt
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp lại với nhau và tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI.
Sau khi hoàn thành bài trắc nghiệm, bạn sẽ thấy được tổng quan tính cách của mình, mối quan hệ trong cuộc sống, các công việc phù hợp, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên tắc thành công cho tính cách của bạn.
Xem thêm : >> Những lý do khiến học sinh khó đậu vào lớp 10
Tổng hợp