Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
31/07/2023

Mô hình 9+ là gì ưu điểm và hạn chế?

Hiện nay học sinh đã có nhiều lựa chọn cho mình một hướng đi vừa sức, vừa kinh tế nhưng lại vẫn đáp ứng đủ những yêu cầu về bằng cấp và công việc của xã hội đó là chọn theo học hệ 9+. Tuy nhiên hệ 9+ chưa được nhiều học sinh và phụ huynh hiểu đúng và chưa hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của mô hình 9+ này.

Mô hình 9+ là gì?

Theo Tổng cục giáo dục nghề nghiệp đã nói rõ về hệ “Mô hình 9+” như sau: 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình này đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại các đất nước phát triển như Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN.

Mô hình 9+ theo quy định của Luật GDNN và theo thông lệ quốc tế là học hết lớp 9, học sinh có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn trong thời gian 6 tháng đến 1 năm và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 16 đến 18.

Sau 2-3 năm, các em lấy bằng trung cấp và có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học…Học sinh sau khi hoàn thành chương trình THCS Vừa học vừa làm (hệ giáo dục thường xuyên) và Học nghề (trung tâm giáo dục nghề nghiệp, các trường trung cấp, cao đẳng nghề).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến giữa năm 2021, cả nước có hơn 300.000 học sinh THPT vừa học văn hóa, vừa học nghề, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhân lực cho thị trường lao động.

Ưu điểm của mô hình 9+

Hệ 9+ Cao đẳng còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…

Sau khi tốt nghiệp THCS, học sinh phải mất từ 06-07 năm để hoàn thành chương trình THPT và lấy bằng Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, nếu theo học hệ cao đẳng 9+, học sinh chỉ mất từ 03 - 04 năm để có bằng Cao đẳng và bằng tốt nghiệp THPT. Như vậy, theo lộ trình này đến năm 18 - 19 tuổi học viên có thể gia nhập thị trường lao động và tự tạo thu nhập cho bản thân. Song song đó vẫn có thể tiếp tục học liên thông để lấy được bằng Đại học nếu có nhu cầu.

Đó là thời gian tích lũy trải nghiệm và kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế giúp sinh viên có thêm nhiệt huyết, kiên định đi theo con đường mình đã chọn.

Đặc biệt đối với học sinh vừa tốt nghiệp THCS đăng ký học nghề Trung Cấp sẽ được miễn phí 100% theo NĐ 81/2021/NĐ-CP.

Theo khảo sát của nhiều đơn vị hướng nghiệp, đại đa số các nhà tuyển dụng đều đánh giá rất cao những ứng viên trẻ tuổi, bản lĩnh và tự tin với tay nghề của mình.

Nhận bằng tốt nghiệp THPT và bằng Trung Cấp sau khi tốt nghiệp, được giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu cá nhân, từ đó tự tin ứng tuyển và đạt được những vị trí nghề nghiệp nhất định.

Hệ 9+ còn giúp giải quyết khó khăn trong khâu phân luồng, giảm tải tình trạng thừa thầy thiếu thợ, thất nghiệp sau khi tốt nghiệp vì thiếu kỹ năng, không đáp ứng được công việc thực tế…

Thị trường lao động và doanh nghiệp hiện nay quan tâm nhiều hơn tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như trước đây. Học trung cấp là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này.

Trong quá trình thực tập, doanh nghiệp lập kế hoạch lựa chọn những học sinh có kỹ năng tốt, trình độ chuyên môn phù hợp. Do đó, các em sau tốt nghiệp được tuyển dụng làm việc ngay, không mất thời gian thử việc, mức thu nhập ban đầu bình quân 6 - 8 triệu đồng/tháng. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho các em học theo mô hình 9+.

Hạn chế của mô hình 9+

Các em học sinh ở lứa tuổi mới lớn nên phải uốn nắn nhiều. Khả năng tiếp thu so với sinh viên Trung Cấp chậm hơn do thiếu nền tảng kiến thức nên thầy cô phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn...Một số kỹ năng phải đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đối với các em thực sự yêu thích nghề, khả năng tiếp thu tốt hơn do có sự tập trung và chịu khó tìm hiểu. Đến thời điểm này, nhìn chung các em đã bắt đầu có được những kỹ năng cơ bản và thực hành đúng với yêu cầu đào tạo.

Điều này dẫn đến một số bất cập liên quan đến quản lý nhà nước, đồng thời khiến học sinh gặp khó khăn khi di chuyển giữa hai trường để vừa học văn hóa và học nghề. Đây cũng là vấn đề được bàn luận trong nhiều năm qua nhưng chưa được giải quyết.

Dựa vào những ưu và nhược điểm trên của mô hình 9+ liên thông sau khi tốt nghiệp Mô hình 9+ cũng là một vấn đề cần được đồng bộ. Một hệ thống thống nhất thì phải bảo đảm 05 yếu tố chính: Nguồn vào, cổng ra; phân công, phân luồng; liên thông, kết nối và tiến trình vận động. Xem xét vấn đề liên thông nói chung phải đặt trong tổng thể quan hệ của cả 05 yếu tố này, nếu tách rời biệt lập thì không thể có cách nhìn toàn diện và đúng đắn, theo đó các đề xuất chính sách sẽ không có độ chuẩn xác cao.

 

Xem thêm : >> Tốt nghiệp trung học nghề có được xét tuyển đại học

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0988.780.166

Địa chỉ: TRƯỜNG TRUNG CẤP Ý VIỆT

Cơ Sở 1: 478 A1 Điện Biên Phủ - Q. Thanh Khê - TP Đà Nẵng

Cơ Sở 2: 48 Xuân Hoà 2, Thanh Khê, Đà Nẵng

Cơ Sở 3: 686 Điện Biên Phủ - Q. Thanh Khê - TP Đà Nẵng

Cơ Sở 4: Thôn 5, Xã Hoà Khương, Huyện Hoà Vang, Tp. Đà Nẵng.

Bài viết cùng danh mục