Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
01/12/2023

Học sinh THCS thường ngộ nhận điều gì khi chọn ngành chọn nghề ?

Học sinh THCS thường ngộ nhận nhiều vấn đề khi lựa chọn nghề, chuyên gia tâm lý giáo dục cho rằng hiện nay học sinh THCS lựa chọn ngành nghề ở đại học rất cảm tính, một phần là các em chưa trải nghiệm và tìm hiểu kỹ lưỡng công việc tương lai. Điều này dẫn đến rất nhiều học sinh, sinh viên chán nản và hối hận với lựa chọn của bản thân.

Trên thực tế sau khi nhận ra mình đã chọn sai ngành, sai nghề, nhiều bạn trẻ đã chọn làm lại từ đầu. Tuy nhiên, việc bắt đầu lại cũng sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Việc chọn sai ngành, sai nghề có thể bắt nguồn từ nhiều lý do và một trong những lý do phổ biến nhất chính là việc các học sinh THCS bị ngộ nhận về bản thân, về ngành học và nhiều yếu tố khác nữa.

Những ngộ nhận thường gặp ở học sinh THCS

Chọn ngành, nghề theo số đông

Bạn không nên chọn ngành, chọn nghề theo số đông vì xu hướng nghề nghiệp thay đổi theo thời gian. Bạn cần chọn nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân, nắm rõ các thông tin về xu hướng việc làm.

Chọn nghề dễ kiếm tiền nhanh giàu

Vẫn còn rất nhiều học sinh, phụ huynh có suy nghĩ chọn nghề nào để kiếm nhiều tiền, để nhanh giàu. Chẳng hạn, có em cho rằng lĩnh vực kinh doanh dễ kiếm tiền, còn ngành tâm lý, sư phạm thì nghèo. Những suy nghĩ này không hẳn là sai, nhưng mỗi người có năng lực, sở trường, điều kiện khác nhau.

Có những chuyện người khác làm được có khi mình không làm được, hoặc ngược lại. Như ngành kinh doanh không phải ai cũng có năng lực, có những người học ngành kinh tế rất giỏi nhưng chỉ dạy học hoặc tư vấn, còn những người học thấp hơn lại buôn bán giỏi. Như vậy, nghề kinh doanh đòi hỏi có năng lực, lăn xả và cũng rất cực nhọc để kiếm đồng tiền chứ không phải “ngồi mát ăn bát vàng.

Chọn một ngành là làm một nghề

Mỗi ngành học sẽ đào tạo đa dạng các chuyên ngành nhỏ bên trong, bạn nên tìm hiểu chúng để không bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp và gia tăng các lựa chọn cho bản thân.

Dựa vào môn học đạt điểm cao ở trường

Thực tế cho thấy kiến thức học ở trường phổ thông là kiến thức phổ cập tức là ai cũng có thể học được. Còn khi vào đại học, kiến thức theo chuyên ngành là kiến thức chuyên sâu có nghĩa là độ khó sẽ tăng lên và bạn sẽ học cả các môn khác nữa trong một chương trình học.

Việc bạn thích môn Sinh, môn Tiếng Anh, môn Toán ở trường phổ thông không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn thích đi sâu vào ngành Sinh học, ngôn ngữ Anh hay Toán học.

Để hiểu đúng về một ngành học, các bạn nên tìm hiểu chương trình đào tạo ngành đó có những môn học gì. Và ngày nay những thông tin này có thể dễ dàng tra cứu thông qua trang tìm kiếm hoặc nhờ hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Làm một nghề gắn bó suốt đời

Chúng ta mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng những thay đổi về bản chất và cơ cấu việc làm đã và đang thay đổi với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Hiện nay hầu như không còn doanh nghiệp nào ký hợp đồng lao động vô thời hạn.

Nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã bãi bỏ chế độ biên chế (công việc làm cho tới khi về hưu). Khái niệm “ổn định” về nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay cũng trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết.

Kinh nghiệm lựa chọn đúng ngành đúng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường

Hiện nay có rất nhiều thống kê liên quan đến nghề nghiệp được cập nhật qua các năm, học sinh và phụ huynh có thể tham khảo thêm. Nghề nào xã hội cần và có nhu cầu cao, ta nên lựa chọn nghề đó... Nghề có thu nhập cao nhất là nghề chuyên nghiệp nhất, tức phát huy tối đa năng lực cá nhân, đáp ứng nhu cầu thị trường và được công nghệ hóa".

Chuyên gia chỉ ra một số ngành nghề mới phát triển theo nhu cầu xã hội (bán hàng online, kiểm định...), những ngành nghề yêu cầu sức lao động đơn giản sẽ bị máy móc thay thế trong tương lai, các ngành dù xã hội thay đổi vẫn không thể thay thế (nghề dạy học) và cho rằng học sinh cần quan tâm yếu tố này để chọn được công việc có thể theo đuổi và phát triển lâu dài.

Nếu được gia đình hỗ trợ từ mặt kiến thức nghề nghiệp, các mối quan hệ, cơ hội thành công trong công việc sẽ cao hơn rất nhiều.

"Học đại học không phải con đường duy nhất để thành công nhưng nó giúp cho người học có một trình độ nhất định, biết suy nghĩ. Đây là nền tảng cơ bản để thành công.

Xem thêm: >> Bằng cấp 3 có quan trọng không?chương trình trung cấp nghề có bằng cấp 3 là gì?

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục