Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng

Trường Trung Cấp Ý Việt

Vững nghề - Vinh nghiệp

Danh mục chính
Hỗ trợ trực tuyến
15/05/2024

Dạy văn hoá THPT trong trường nghề như thế nào?

Day văn hoá THPT trong trường nghề như thế nào? Từ nhiều năm qua, chương trình dạy các môn học nói trên được Bộ GD-ĐT thiết kế gọi là chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp theo thông tư số 16/2010/TT-BGDĐT (TT16), được dạy ở hầu hết các cơ sở GDNN.

Các chương trình đào tạo văn hoá tại trường nghề

Có 2 chương trình đào tạo tại Trường : 4 Môn: Toán ,Văn, Lý, Sử (Không thi Tốt nghiệp THPT).

7 Môn : học Toán, Văn, Sử (Bắt buộc) , Hóa, Sinh, Địa, Lý, (Tự chọn) từ lớp 10,11,12 ( Thi tốt nghiệp THPT).

Đối với chương trình 4 môn văn hoá, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy và quản lý việc giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, thi kết thúc môn học và cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định.

4 Môn văn hoá 

Dù trước mắt muốn học chương trình học 4 môn văn hóa như vậy để giảm bớt áp lực. Sau khi học sinh đã học và thi đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT để theo học trình độ cao hơn của GDNN và sử dụng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận này do người đứng đầu cơ sở GDNN tổ chức giảng dạy cấp.

7 Môn văn hoá 

Trường hợp phụ huynh vẫn mong muốn con em mình vừa học trung cấp vừa học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để thi lấy bằng tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ lựa chọn văn hoá 7 môn. Vì vậy, nhiều em lựa chọn học  học tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Kết hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy văn hóa sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở học sinh sẽ vừa học nghề vừa học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông.

Theo đó phần học văn hóa do trung tâm giáo dục thường xuyên phụ trách, phần học trung cấp do trường nghề giảng dạy. Học sinh sẽ học THPT tại ngay trường nghề để đảm bảo vừa học văn hoá vừa học nghề.

Đa phần học sinh khi lựa chọn học trường nghề thường không muốn học nặng văn hóa, chủ yếu mong muốn, thắc mắc về việc sau khi học xong trường nghề có thể thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay không đến từ phụ huynh khi lựa chọn, cân nhắc chọn trường cho con. Tuy nhiên, số phụ huynh có nhu cầu, mong muốn này hiện không còn nhiều như trước kia.

Vì vậy việc đẩy mạnh công tác phân luồng để người học khi lựa chọn vào cơ sở giáo dục nghề nghiệp biết được rằng bản thân mình phù hợp với môi trường này, từ đó mới góp phần hiện thực hóa mục tiêu đẩy mạnh học sinh sau trung học vào học nghề nhiều hơn của nước ta.

Xem thêm: >> Chi tiết thực hiện rèn luyện bản thân theo định hướng nghề nghiệp

Tổng hợp

Bài viết cùng danh mục